TRUYỀN THÔNG BỆNH LAO
Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên, Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới bệnh lao vẫn đang tiếp tục là một trong các vấn đề nghiêm trọng, gánh nặng về sức khỏe cộng đồng và đứng trong top 10 những bệnh có nhiều người mắc và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng trên toàn cầu. Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới có khoảng 1/3 dân số thế giới bị nhiễm lao, mỗi năm có khoảng từ 9 đến 11 triệu người mắc lao mới và khoảng 1,3 triệu người chết do lao. Trong đó số người chết do lao ở các nước chận phát triển và đang phát triển chiến tỷ lệ 98% chết do lao trên thế giới và trong đó độ tuổi lao động từ 15 đến 50 tuổi chiến 75%. Tình hình dịch tễ bệnh lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu, ước tính tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc là 3,5 % trong số bệnh nhân lao mới và 18% trong số bệnh nhân điều trị lại.
Theo thông báo của tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc lao cao, đứng thứ 11/30 nước có tỷ lệ mắc lao cao nhất toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11/30 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao trên thế giới. Số bệnh nhân lao các thể được phát hiện trong những năm qua khoảng từ 102.000 đến 108.000 người bệnh, (tỷ lệ 108/100.000 dân) tỷ lệ đa kháng thuốc trong số bệnh nhân mới là 4,1%, trong số người đã từng điều trị lao là 17%.
Đối tượng dễ mắc bệnh lao:
- Người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân lao phổi;
- Người nhiễm HIV;
- Người mắc bệnh mạn tính: Đái tháo đường, loét dạ dày, tá tràng…;
- Người sử dụng thuốc giảm miễn dịch kéo dài;
- Người nghiện ma túy, nghiện rượu, thuốc lá.
Các dấu hiệu nghi ngờ mắc lao:
- Ho khạc đờm kéo dài trên 02 tuần
- Người mệt mỏi, ăn uống kém, gày sút cân
- Sốt nhẹ về chiều
- Đau ngực, đôi khi khó thở
- Ho ra máu
Muốn chữa bệnh lao có kết quả tốt cần phải:
Thực hiện đúng hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Điều trị có kiểm soát trực tiếp, dùng thuốc đúng, đủ liều lượng thuốc, đủ thời gian điều trị, có theo dõi đánh giá kết quả điều trị. Tác hại của việc điều trị không đúng không tuân thủ các hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa là làm vi khuẩn lao kháng thuốc và bị mắc thể lao nặng hơn, khó chữa hơn, tỷ lệ điều trị thành công thấp dễ tử vong, tốn kém về kinh tế đó là mắc bệnh lao đa kháng thuốc và đây là nguồn lây rất nguy hiểm cho cộng đồng.
Ngoài việc phát hiện các bệnh lao thể hoạt động chúng ta cần tần soát phát hiện những trường hợp bị nhiễm và mắc lao tiềm ẩn. Vậy lao tiềm ẩn là gì: Lao tiềm ẩn là những đối tượng bị nhiễm vi khuẩn lao nhưng chưa trở thành bệnh lao phát triển, những trường hợp này cần xác định xem có bị mắc lao tiềm ẩn hay không để điều trị ngay tránh bị mắc thể lao hoạt động vấn đề này còn ý nghĩa nữa là thời gian điều trị ngắn ít tốn kém dễ điều trị và không để lại di chứng bệnh
Các đối tượng cần tần soát phát hiện lao tiềm ẩn:
- Người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân lao phổi;
- Người nhiễm HIV;
- Người mắc bệnh mạn tính: Đái tháo đường, bệnh phổi nghề nghiệp…
- Người sử dụng thuốc giảm miễn dịch kéo dài.
Phòng lây nhiễm bệnh lao cho cộng:
- Trẻ em tháng đầu sau sinh cần được tiêm phòng vắc-xin BCG nhằm giúp ngăn ngừa mắc bệnh Lao;
- Mọi người khi ho kéo dài hơn 02 tuần cần đi khám, xét nghiệm đờm, chụp X.quang phổi để phát hiện bệnh lao;
- Bị bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và người xung quanh. Bên cạnh đó, bệnh nhân lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 02 tháng đầu điều trị. Cần phơi chăn, chiếu, vật dụng của bệnh nhân lao ra nắng mỗi ngày;
- Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý;
Khi có những biểu hiện như trên cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám bệnh, chụp phim X quang phổi làm xét nghiệm đờm để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời khi có mắc bệnh lao.