NHỮNG NGƯỜI HẠN CHẾ DÙNG BÁNH TRUNG THU
Đa số những người tiêu dùng đều chọn cho mình bánh trung thu của các thương hiệu nổi tiếng, uy tín và chất lượng cao. Những chiếc bánh nướng hay bánh dẻo là một trong những hương vị đặc trưng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết trung thu của mọi nhà. Cũng là món quà đặc biệt dành tặng cho nhau trong ngày tết đoàn viên.
Bánh trung thu những chiếc bánh đầy màu sắc và sáng tạo, những chiếc bánh với đầy đủ hương vị thơm ngon và độc đáo, những chiếc bánh trung thu thơm ngon và béo ngậy tan chảy khi thưởng thức, những chiếc bánh trung thu được biến tấu trong phần nhân bánh mát lạnh và tươi ngon.
Đứng trước những lo ngại lớn nhất về bánh trung thu là chứa nhiều chất bảo quản khiến bánh để lâu ngày mà không ảnh hưởng gì, rất nhiều người đã lựa chọn mua bánh tự làm của những người quen biết để đảm bảo vệ sinh và tránh chất bảo quản. Thế nhưng, rất khó để coi rằng đây là lựa chọn thông minh của người tiêu dùng vì quy trình làm bánh của các cá nhân tự làm này chưa được kiểm chứng là có thực sự an toàn hay không và họ có sử dụng chất bảo quản không.
Thực tế, vấn đề quan trọng nhất là không phải ai cũng có thể ăn bánh trung thu và ăn bao nhiêu cũng được thì lại được ít người quan tâm.
Hiện nay có rất nhiều các loại bánh trung thu trên thị trường nhưng chất lượng khác nhau. Nếu người tiêu dùng mua phải các loại bánh kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn vào rất nguy hiểm cho sức khỏe như bị ngộ độc thực phẩm, rối loại tiêu hóa.
Ngoài ra, bánh trung thu thường có độ ngọt rất cao thành phần chính chủ yếu là bột, đường, bơ, mỡ lợn, đậu xanh, lạc sườn, hạt nhân… đều là những chất có hàm lượng chất béo và chất đạm rất cao. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu, cao huyết áp, thừa cân, hay bệnh mạch vành cần thận trọng khi ăn. Ăn cùng lúc quá nhiều bánh trung thu có thể khiến bệnh xơ vữa động mạch trở nên tồi tệ hơn, gây đột quỵ hay nhồi máu cơ tim; bệnh nhân tiểu đường có thể gây tăng đường huyết, hôn mê và thậm chí là nguy hiểm tính mạng. Bên cạnh đó các loại trứng muối và các loại hạt trong nhân bánh cung cấp một lượng cholesterol đáng kể. Hàm lượng muối cao trong bánh cũng có thể trở thành gánh nặng cho thận và hệ tim mạch.
Trẻ nhỏ và người già ăn nhiều bánh trung thu cũng có thể dẫn đến khó tiêu hóa. Đặc biệt là trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa còn kém và chưa hoàn thiện, nếu ăn bánh trung thu sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, dẫn đến chứng khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Ngay cả với những người bình thường cũng nên chú ý không nên ăn quá nhiều bánh trung thu trong một ngày, có thể dẫn đến viêm tụy cấp, đau bụng và các triệu chứng nghiêm trọng khác. Nhiều người háo ngọt nhìn thấy bánh trung thu là muốn ăn ngay, thậm chí ăn thay cho bữa sáng, nhưng ăn đồ ngọt lúc đói sẽ làm mất đi một lượng lớn vitamin B - loại vitamin giúp chuyển hóa đường thành năng lượng hữu ích. Việc ăn bánh trung thu lúc này chẳng những khiến mệt mỏi, uể oải hơn mà còn làm tăng cân do đường chuyển hoá thành chất béo.
Buổi tối, nhất là khoảng thời gian sau 7h tối, cơ thể của chúng ta sẽ vận động ít hơn. Việc ăn bánh trung thu lúc này sẽ biến năng lượng đó thành dư thừa, thay vì tiêu hao cho các hoạt động, nó sẽ tích tụ thành chất béo và gây tăng cân, không tốt cho huyết áp. Bánh trung thu được làm với nhân thập cẩm, trong đó có mứt, đường và có thể có trứng, những thành phần này thời gian bảo quản rất ngắn (nhanh biến đổi) rất dễ gây nên các vấn đề về tiêu hóa ảnh hướng xấu đến sức khỏe.
Người bị tiểu đường cần lựa chọn các loại bánh trung thu đặc biệt được thiết kế phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của mình. Những loại bánh trung thu cho người tiểu đường này không chỉ có hàm lượng đường thấp hơn mà còn cân bằng dinh dưỡng tốt hơn, giúp họ thưởng thức bánh trung thu mà không phải lo lắng về sức khỏe.
Để chọn được bánh ngon người tiêu dùng nên tìm mua sản phẩm tại các điểm bán buôn và lẻ thuộc hệ thống quản lý trực tiếp của các thương hiệu đáng tin cậy, có đăng ký tiêu chuẩn chất lượng với cơ quan Y tế hay có chứng nhận về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuyệt đối không lựa chọn, mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng, bao bì rách nát, sản phẩm biến dạng, hàng lậu.