Top 10 Bảng xếp hạng bắn cá h5 chơi ngay - Trò chơi bắn cá h5 chơi ngay trực tuyến miễn phí

  • :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ bắn cá h5 chơi ngay
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên twitter Tăng tương phản Giảm tương phản

Thalassemia là bệnh gì?

Thalassemia đã và đang gây ra hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi, gây ra hệ lụy cho đời sống của người bệnh và cộng đồng. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng tránh được khi có hiểu biết đầy đủ về bệnh và có biện pháp phòng tránh ngay từ hôm nay.

Thalassemia (hay còn gọi Bệnh tan máu bẩm sinh) là một bệnh di truyền lặn, Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.

Nguyên nhân gây bệnh và dấu hiệu nhận biết

Do sự thiếu hụt tổng hợp một chuỗi globin trong huyết sắc tố của hồng cầu, chất lượng hồng cầu suy giảm làm hồng cầu dễ bị vỡ (tan máu) dẫn đến thiếu máu mạn tính.

Biểu hiện nhận biết bệnh như: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, da xanh nhợt nhạt hơn bình thường, da, củng mạc mắt vàng, nước tiểu sẫm màu, chậm lớn, khó thở khi làm việc gắng sức….Nếu người bệnh không được điều trị sớm, đầy đủ sẽ xuất hiện nhiều biến chứng do thiếu máu và thừa sắt gây ra trên tất cả các cơ quan làm thay đổi diện mạo người bệnh như thể trạng thấp bé, trán dô, mũi tẹt, hàm răng hô, suy tim, suy gan, suy nội tiết..

Tự phát hiện sớm bệnh Thalassemia như thế nào? Bạn hãy đến các cơ sở y tế để khám bệnh khi:

Khi có bất kỳ một trong các biểu hiện sau: mệt mỏi, yếu, thở nông, da vàng, nước tiểu sẫm màu, biến dạng xương, chậm phát triển thể lực, lách to.

Có các yếu tố nguy cơ như: trong gia đình có người bị bệnh Thalassemia hoặc sồng trong vùng có tỷ lệ bị bệnh cao.

Làm thế nào để hạn chế bệnh Thalassemia?

Những người ở tuổi vị thành niên, trước khi kết hôn cần chủ động khám và xét nghiệm sàng lọc bệnh Thalassemia; Nếu cả hai người mang gen bệnh Thalassemia kết hôn với nhau: cần được tư vấn trước khi có dự định có thai; Nếu hai vợ chồng mang gen bệnh Thalassemia có thai: cần được chẩn đoán trước sinh khi thai được 12-18 tuần, tại các cơ sở y tế chuyên khoa; Cần được các bác sỹ chuyên khoa huyết học, nhi khoa và tại các Trung tâm sàng lọc trước sinh, sơ sinh tư vấn về bệnh Thalassemia.

Người bệnh Thalassemia nên chú ý các vấn đề sau:

Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, cân bằng các thành phần glucid, protid, lipid, vitamin và khoáng chất. Tập thể dục thường xuyên, vừa sức, các bài thể dục phù hợp với lứa tuổi và tình trạng bệnh. Những người mắc bệnh thường được khuyên nên đưa một số hình thức tập thể dục vào thói quen hàng ngày của họ. Tránh nhiễm trùng: Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêm chủng đúng lịch: Những người được chẩn đoán mắc bệnh Thalassemia được coi là có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn, đặc biệt nếu lá lách của họ đã bị cắt bỏ. Khuyến khích chú ý nhiều hơn đến việc chủng ngừa các loại vi khuẩn Hemophilus cúm B, Streptococcus pneumoniae và Neisseria meningitides.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Thống kê truy cập
Hôm nay : 55
Tháng 09 : 1.802